Cây cỏ mực hay cây nhọ nồi là một loại cây thuốc nam được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tác dụng của cây nhọ nồi sẽ được giới thiệu chi tiết ngay trong bài viết này.
Cây cỏ mực được sử dụng để điều chế các bài thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền ở châu Á. Nó cũng được sử dụng rất phổ biến tại Ấn Độ. Một trong những ứng dụng phổ biến nhất là sử dụng để giải độc gan. Tuy nhiên, loại cây thuốc nam này còn có nhiều ứng dụng khác.
Ở Việt Nam cỏ nhọ nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Những bộ phận trên đất của nó đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nó có thể sử dụng cây tươi hoặc phơi khô. Trong trường hợp sử dụng cây khô, người ta thường thu hoạch nó trước khi ra hoa.
Tác dụng của cây nhọ nồi trong điều trị bệnh
Bạn đã biết, cây cỏ mực được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh. Sau đây, chúng ta cùng khám phá những tác dụng của loại cây thuốc nam này.
Tác dụng của cây cỏ mực với gan
Người Ấn Độ từ lâu đã biết đến tác dụng này của cây cỏ mực. Trong y học cổ truyền của nước này, người ta đã ứng dụng nó để điều trị một số bệnh liên quan đến gan. Đó là bệnh vàng da, viêm gan và giúp gan tiêu trừ độc tố. Chính vì thế, nó cũng được xếp vào những thuốc bổ thận mát gan hiệu quả.
Đã có những nghiên cứu về tác dụng của cây nhọ nồi với gan. Người ta nhận thấy, nó có chức năng bảo vệ gan rất tốt. Ở một nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học đã tiêm chất độc cho gan CCL4 vào chuột. Sau đó, cho chúng ăn chiết xuất lá cỏ mực. Kết quả cho thấy giảm khả năng tử vong từ 77% xuống còn 22%.
Bài thuốc sử dụng cây cỏ mực để giải độc gan rất dễ thực hiện. Chỉ cần dùng nó sắc với nước để uống thay nước. Bạn cũng có thể dùng nó tán thành bột, sau đó trộn với nước cơm để uống. Nếu bạn thấy cách này mất nhiều thời gian, hãy tham khảo các viên uống giải độc gan để tiết kiệm thời gian.
Tác dụng kháng vi sinh vật của cây nhọ nồi
Cây cỏ mực có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Nó đã được sử dụng trong dân gian cho mục đích chống nhiễm trùng. Hiện tại, có nhiều tài liệu cho thấy nó hoàn toàn có thể giúp kháng vi sinh vật.
Khi nghiên cứu về tác dụng của cây cỏ mực, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy đặc điểm này của nó. Họ cho biết, nó có khả năng chống lại 9 loại vi sinh vật khác nhau. Trong đó, có một số loại khuẩn bình thường nhưng cũng có những loại nguy hiểm. Tụ cầu khuẩn vàng là một trong những vi khuẩn nguy hiểm mà cỏ mực có khả năng chống lại.
Cây nhọ nồi giúp giảm đau hiệu quả
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, người ta thường sử dụng nó để điều trị bệnh đau răng. Khi nghiên cứu kỹ hơn về tác dụng của cây cỏ mực, người ta nhận thấy nó có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Nghiên cứu cho biết, nó có tác dụng giảm đau tương đương với thuốc giảm đau codein và aspirin.
Tại sao cây cỏ mực lại có tác dụng giảm đau hiệu quả như vậy. Bởi vì, trong nó có 2 hợp chất quan trọng là ethanol và ancaliot. Những hoạt chất này sẽ giúp giảm đau hiệu quả tương tự như các loại thuốc giảm đau thông thường.
Để chữa đau răng bằng lá cỏ mực, bạn chỉ cần lấy nó giã nát. Sau đó, lấy nó chà lên nướu trong khoảng 2 phút. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng nước lá cỏ mực để chữa bệnh nấm miệng rất hiệu quả.
Cỏ mực tốt cho hệ tiêu hóa
Những người bị bệnh khó chịu dạ dày có thể ăn lá cỏ mực tươi để làm giảm những triệu chứng này. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng nó để điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó tiêu. Nó có tác dụng này vì trong nó có những hợp chất hữu cơ và hóa học có khả năng phục hồi sự cân bằng của hệ tiêu hóa.
Một số thành phần có trong lá cỏ mực có thể giúp điều trị bệnh dạ dày là vitamin K, Carotene, Flavonozit và Tanin. Vitamin K có tác dụng cầm máu, phục hồi những vùng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương. Đồng thời, nó cũng giúp phòng ngừa viêm nhiễm rất hiệu quả. Carotene và Flavonozit có tác dụng giúp trung hòa lượng axit dạ dày. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng ợ chua, buồn nôn và nôn mửa do bệnh lý gây ra. Tanin là hoạt chất có tác dụng kháng viêm tự nhiên, bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày. Do đó, nó có thể ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.
Cách đơn giản nhất chính là sử dụng nước cốt cây nhọ nồi để uống. Nó có thể cải thiện triệu chứng bệnh đau dạ dày một cách nhanh chóng. Bởi vì, cách này sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh các dược tính một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên, loại nước này đắng và hơi khó uống nên không được nhiều người yêu thích. Để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần sử dụng đều đặn mỗi ngày.
Cây nhọ nồi giúp chữa rối loạn hô hấp
Trong cây nhọ nồi có chứa những hoạt chất có khả năng làm tan đờm. Do đó, nó được ứng dụng để trị các cơn ho xung huyết do cảm lạnh thông thường cũng như bệnh cúm. Khi sử dụng, những thành phần kháng vi sinh vật này sẽ giúp loại bỏ nhiễm trùng. Đồng thời, nó cũng giúp làm dịu niêm dịch và đờm.
Bạn có thể sử dụng nó để làm các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè, tắc nghẽn ngực. Để sử dụng, chỉ cần lấy nước nhọ nồi pha với mật ong để uống mỗi ngày từ 3-4 lần.
Lá nhọ nồi cũng được sử dụng để chữa bệnh viêm xoang. Để thực hiện, cho một ít lá vào chảo, thêm ít tiêu giã nhỏ cùng bột nghệ. Sau đó, chế nước vào và đun sôi. Sau đó, đun liu riu cho lá ra hết chất và đem chắt nước uống.
Giảm nhiễm trùng bàng quang
Nhiễm trùng bàng quang có thể điều trị bằng cây nhọ nồi. Bởi vì, trong nó có một lượng lớn chất chống vi khuẩn có lợi. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, người ta cũng đã ứng dụng nó để điều trị bệnh này.
Các nhà nghiên cứu cho biết cỏ mực có tác dụng giúp lợi tiểu. Vì vậy, nó có thể thúc đẩy tiểu tiện. Khi nghiên cứu về nó, người ta nhận thấy nó có hiệu quả trong việc giúp lợi tiểu tiện hơn giả dược.
Chúng ta có thể sử dụng cây nhọ nồi để điều trị chứng tiểu ra máu. Để sử dụng, ép 10ml nước ép cỏ mực và hòa với nước uống 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, tiểu tiện ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Do đó, bạn nên đi khám nếu tình trạng này kéo dài không hết.
Cây nhọ nồi cũng có thể sử dụng để điều trị chứng khó tiêu hiệu quả. Để sử dụng, chi cần hòa bột rễ cây cỏ mực với muối uống mỗi ngày. Sử dụng nó, bạn sẽ giảm được cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Cây cỏ mực giúp tóc khỏe mạnh
Các nhà khoa học đã tìm thấy một hoạt chất có tác dụng tốt cho tóc trong cây nhọ nồi, đó chính là methanol. Hoạt chất này được cho là rất hiệu quả trong việc giúp tóc mọc nhanh và phát triển tốt hơn. Sử dụng nó sẽ giúp cho tóc mọc nhanh và khỏe mạnh như các loại thuốc giúp mọc tóc.
Kết quả nghiên cứu trên chuột đã cho thấy có kết quả rất tích cực. Trong nghiên cứu này, người ta đã thoa chiết xuất methanol là những con chuột bị biến đổi gen không có lông. Kết quả, nó đã giúp kích thích lông mọc trở lại rất hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu này, người ta cho rằng cỏ mực có thể giúp tóc phát triển bằng cách kích thích nang tóc.
Chúng ta có thể sử dụng lá cỏ mực để ngăn ngừa khô da đầu và trị gàu và giúp tóc mọc khỏe mạnh hơn. Để sử dụng, chỉ cần trộn nước ép cỏ mực với dầu gội rồi thoa lên da đầu để dưỡng ẩm. Bạn cũng có thể đun lá cỏ mực với dầu mè và thoa lên da để trị rụng tóc.
Ngoài ra, cỏ mực cũng được sử dụng để điều trị bệnh hói đầu, tóc bạc sớm. Để sử dụng, người ta thường kết hợp nước ép của nó với dầu dừa, sữa tươi để dưỡng tóc.
Cây nhọ nồi tốt cho mắt
Trong cây cỏ mực cũng rất giàu chất chống oxy hóa carotene. Chất này có thể duy trì cho đôi mắt khỏe mạnh. Khi sử dụng, nó có thể vô hiệu hóa các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, cây nhọ nồi còn được biết đến với tác dụng ngăn chặn các bệnh như mắt bị thoái hóa hay bệnh mắt bị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về tác dụng này của nó còn ít. Vì vậy, chúng ta cần chờ thêm những nghiên cứu mới để khẳng định tác dụng này của nó.
Tốt cho tim mạch
Nhiều người cho rằng, cây thuốc nam này có thể làm giảm giảm huyết áp và chỉ số cholesterol. Hiện tại, đang có quá ít nghiên cứu về tác dụng này của cây cỏ mực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng giúp giảm huyết áp và hiệu quả giúp lợi tiểu của cỏ mực có liên quan với nhau.
Nếu bạn muốn hạ cholesterol trong máu, có thể sử dụng nước lá nhọ nồi để uống. Chỉ cần đun lá nhọ nồi được 1 bát nước sắc, pha 1 thìa mật ong vào uống 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng bột lá cỏ mực để thay cho nước cũng được.
Sử dụng lá cỏ mực để cầm máu
Lá cỏ mực được sử dụng để cầm máu rất phổ biến trong dân gian. Để sử dụng, chỉ cần giã nát lá rồi đắp trực tiếp lên vết thương nhỏ để cầm máu. Nếu vết thương lớn, chúng ta cần phải tiến hành sát trùng và băng bó cẩn thận.
Khi bị chảy máu cam, chúng ta cũng có thể sử dụng lá cỏ mực. Bạn chỉ cần lấy 20g lá nhọ nồi với 20g hoa hòe sao đen, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Lá nhọ nồi cũng được sử dụng để điều trị bệnh rong kinh rất hiệu quả. Để điều trị bệnh này, chúng ta có thể sử dụng lá cỏ mực tươi ép lấy nước để uống. Ngoài ra, có thể sử dụng lá cỏ mực khô để sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần. Tình trạng rong kinh sẽ biến mất sau khoảng 2-3 ngày.
Giúp ngừa ung thư
Cây nhọ nồi có thể được sử dụng để điều trị một vài loại bệnh ung thư. Theo nghiên cứu thì trong nó có các hợp chất có thể ngăn ngừa ung thư đối với các dây chuyền tế bào của ung thư gan.
Theo nghiên cứu, lá nhọ nồi có thể kìm hãm và có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Do đó, nó có thể ngăn lại việc phát triển của các tế bào ung thư thông qua việc làm vỡ các phân tử ADN.
Tác dụng của cây nhọ nồi với bệnh gout
Trong cây nhọ nồi có hàm lượng lớn Flavonoid và Saponin. Những hoạt chất này có tác dụng chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Sử dụng nước cỏ nhọ nồi cũng giúp lợi tiểu. Do đó, nó hỗ trợ chức năng thận, thúc đẩy việc tiểu tiện. Điều này sẽ giúp nó loại bỏ được nhiều axit uric hơn. Từ đó, giúp giảm lượng axit uric trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị gout sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Hỗ trợ điều trị suy thận
Lá cỏ mực có thể giúp chữa suy thận khá hiệu quả. Bởi vì nó có vị chua, tính hàn giúp thanh nhiệt, bồi thận âm và ổn định chức năng của thận. Thông thường, người ta thường kết hợp nó với đỗ đen để sử dụng. Đỗ đen là loại hạt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, đỗ đen có thể giúp bổ thận, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị tình trạng suy giảm chức năng thận.
Bạn cần chuẩn bị 20g cỏ mực phơi khô đem sao vàng, đậu đen 20g rang cho đến khi có mùi thơm. Sau đó, cho chúng vào nấu với 500ml nước sôi cho đến khi còn khoảng 1 chén thì lấy ra uống. Bạn cần kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi ngày 2 lần sẽ có kết quả.
Kết luận
Cỏ nhọ nồi là một cây thuốc nam được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh. Nó đã được sử dụng từ lâu đời trong các nền y học cổ truyền. Ngày nay, nó cũng được nghiên cứu nhiều hơn và cho thấy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trên đây là một số tác dụng của cây cỏ mực. Chúng ta có thể ứng dụng những tác dụng này của nó để hỗ trợ điều trị một số bệnh tật.